Sinh viên đang giúp đỡ những người nông dân Trung Quốc

Fusuo Zhang là giáo sư về dinh dưỡng cây trồng tại Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, Bắc Kinh. Sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Hohenheim (Đức), ông đã giới thiệu cách sử dụng các mô hình máy tính vào quá trình quản lý dinh dưỡng cho từng vụ mùa và giảm lượng phân bón với môi trường. Mới đây, Zhang đã dành một tuần tại Wageningen để nói về sự hợp tác của ông với các sinh viên đang theo học chương trình sau đại học.

Fusuo Zhang (bên phải) giám sát chất lượng mùa vụ với nông dân Trung Quốc

Nông nghiệp Trung Quốc phải đạt hiệu quả hơn so với trước đây. Do đó, Fusuo Zhang đã cho những sinh viên của mình sống 2 năm với những người nông dân để giúp đỡ họ làm nông nghiêp.

Từ lúc còn nhỏ, Fusuo Zhang (sinh năm 1960) đã phải trải qua nạn đói khủng khiếp. Sinh ra trong một gia đình làm nông, Fusuo phải ăn mì tạm và bánh mì 2 lần một ngày. Ở trường đại học, ông gần như phải chật vật lắm mới kiếm đủ 3 bữa ăn hàng ngày. Khi nhận bằng Tiến sĩ vào ngày 7 tháng 3 tại Wageningen, Zhang đã nói “Học bổng của tôi chỉ có 500gr đồ ăn mỗi ngày, với số lượng đó thì không thể nào đủ cho một cậu trai đang ở tuổi lớn.” Bây giờ, Zhang là trưởng nhóm nghiên cứu tại Đại học Nông nghiệp Trung Quốc kiêm cố vấn nông nghiệp cho Chính phủ. Từ khi còn là sinh viên cho tới khi trở thành giáo sư, ông đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh trong sản xuất ngũ cốc. Cách đây 60 năm, người nông dân Trung Quốc chỉ đạt sản lượng cùng mức như những người nông dân châu Phi với sản lượng trung bình đạt 2 tấn/ha mỗi năm. Còn bây giờ, sản lượng ngũ cốc hằng năm của Trung Quốc đã là 6 – 8 tấn (ở Hà Lan đạt hơn 10 tấn).

Kể từ năm 2013, Trung Quốc đã có thể sản xuất gạo và lúa mì đủ dùng cho nhu cầu nội địa. Nhưng 600 triệu người nông dân ở quốc gia này vẫn chưa thật sự canh tác hiệu quả. Nhóm của Zhang liên tục chỉ ra sự thật này bằng cách đo lường, kiểm tra tình trạng các cánh đồng đang canh tác cũng như ứng dụng các mô hình máy tính hiện đại vào nông nghiệp. Thực tế, canh tác nông nghiệp Trung Quốc sử dụng vượt mức lượng phân bón nhân tạo, gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng cho hệ thống sông, hồ nơi đây. Trong ấn bản in trên Tạp chí Khoa học vào năm 2010, nhóm của ông đã chỉ ra mức độ ô nhiễm đất nghiêm trọng đang diễn ra tại quốc gia này với chính phủ Trung Quốc. Zhang cùng với cộng sự của mình đã thiết lập một chương trình đào tạo nông nghiệp quốc gia có thể tiếp cận nhiều nông dân nhỏ lẻ.

Hơn 20,9 triệu người nông dân trên khắp Trung Quốc sẽ được hướng dẫn cách áp dụng các phương pháp canh tác mới, dựa trên kết quả từ 3.123 thử nghiệm thực địa với các giống cây bắp, lúa và lúa mì. Thu nhập cho những người nông dân đã qua đào tạo tăng trung bình 10% so với những người chưa qua đào tạo. Canh tác nông nghiệp theo phương pháp mới có thể giảm lượng khí Nito ít hơn 1/3, lượng CO2 ít hơn nhưng thu nhập cao hơn. Tham gia vào khoá đào tạo này là 1152 nhà nghiên cứu từ 33 trường đại học, hơn 200.000 cán bộ khuyến nông và đại diện từ các công ty giống và phân bón.

Làm thế nào để có thể tiếp cận được nhiều người nông dân nhỏ lẻ?

Đó là nhờ vào nỗ lực của những sinh viên có chuyên môn cao. Khi những cán bộ khuyến nông nhưng sống tại thành phố đến hướng dẫn kiến thức nông nghiệp cho một ngôi làng làm nông xa xôi trong 2 hay 3 giờ đồng hồ, những kiến thức đó sẽ bị quên hết chỉ sau một vụ mùa. Nhưng khi những sinh viên có chuyên môn cao sống 2 năm với những người nông dân đó và chỉ cần 2 sinh viên giỏi, họ đã có thể hướng dẫn cho những người nông dân canh tác kém hiệu quả, nghèo và ít học. Điều đó tạo ra một sự khác biệt rất lớn về sản lượng. Những người giỏi nhất sẽ đạt 10 tấn lúa mì mỗi hecta trong 1 năm. Những người khác đạt được 3 tấn. Nói chung, họ sẽ học được rất nhiều.

Liệu những người trẻ có muốn sống ở những ngôi làng xa xôi hẻo lánh?

Hiện nay, 300 sinh viên nông nghiệp đang sống ở những ngôi làng như thế. Họ sống một mình, nữ sẽ là 2 người. Họ vẫn chưa lập gia đình và họ được tạo động lực để giúp những người nông dân. Bên cạnh đó, chính quyền và các công ty địa phương mong muốn hỗ trợ hoạt động này. Sẽ rất khó để có thể tiếp cận tất cả những gia đình làm nông khi những người làm công tác khuyến nông sống ở thành phố. Các công ty phân bón (công ty tư nhân hay các công ty trực thuộc chính phủ) phải cung cấp phân bón theo hàm lượng mà các trường đại học đưa ra. Thành phần của các loại phân này thay đổi theo từng loại cây trồng và từng khu vực. Nhưng chính người nông dân sẽ phải quyết định tỉ lệ bón phân chính xác, canh tác các loại cây trồng khác, cày bừa hoặc mua loại giống tốt hơn. Đôi khi, người nông dân cũng không tuân thủ những lời khuyên này khi chúng quá khó hiểu với họ. Trong trường hợp đó, các nhà nghiên cứu phải tìm những người “thông dịch”, những người có khả năng diễn giải các thông tin đó. Thông thường sẽ không thể có đủ nguồn lao động để làm chính sách bởi vì các thành viên trẻ tuổi trong gia đình đã chuyển đến sống ở một nơi khác từ lâu.

Chính phủ Trung Quốc không muốn thay đổi các công ty lớn hay sao? Tại sao ông không tập trung vào các cộng đồng làm nông nhỏ?

Các công ty lớn sẽ mất nhiều thời gian để thay đổi, trong khi đó cải cách đất đai lại quá cần thiết. Các hộ gia đình làm nông sẽ phải chuyển đổi đất, và điều đó không hề dễ dàng. Trung Quốc hiện có 240 triệu hộ gia đình, canh tác khoảng 0,6 hecta ngũ cốc và rau. 2 hoặc 3 thành viên trong nhà là một hộ canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, không có đủ công việc cho tất cả những người nông dân này. Các trang trại nhỏ ở Nhật và Hàn Quốc phải mất 50 năm mới có thể tăng diện tích canh tác lên 6 hecta. Chúng tôi kỳ vọng điều gì đó tương tự sẽ xảy ra với nền nông nghiệp Trung Quốc. Thực tế là chỉ các doanh nghiệp Nhà nước mới có thể sở hữu đến 20 hecta đất hoặc hơn thế, giống như ở Hà Lan vậy, nhưng con số đó chỉ chiếm 5 phần trăm tổng số các công ty về nông nghiệp tại đây.

Ông không phải là thành viên của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, vậy làm thế nào ông có thể gây ảnh hưởng với Chính phủ?

Tôi là thành viên của một trong 7 đảng nhỏ tại Trung Quốc và chúng tôi có 3 cách tiếp cận Chính phủ. Một là thông qua Đảng, bởi vì các đảng nhỏ ở Trung Quốc sẽ có vai trò cố vấn cho chính phủ. Hai là thông qua các trường đại học; mỗi năm, chúng tôi viết một báo cáo trình bày ý kiến củaa mình. Ba là thông qua Hiệp hội Khoa học Trung Quốc, đó là một cơ quan cố vấn cho chính phủ mà tôi là thành viên.

Ông đã học được gì từ Hà Lan?

Nhiều người nông dân Trung Quốc chỉ học đến tiểu học. Ở Hà Lan, tôi đã thấy được tầm quan trọng của việc đào tạo nông dân đúng cách. Những người nông dân Hà Lan (kể cả những người làm vườn) chăm sóc đất và quản lý trang trại của họ giống như một công ty độc lập, có nghĩa là họ có thể phản ứng lại với sự biến động của thị trường. Đó là điều mà tôi muốn dạy cho những người nông dân ở Trung Quốc.

Nguồn: Sưu tầm.

Bài viết liên quan