Nhà máy xỉ Titan Hưng Thịnh: Phát triển bền vững cùng Titan

Việt Nam đang sở hữu một trữ lượng titan khổng lồ. Nguồn “vàng đen” này nếu được khai thác hợp lý sẽ đóng góp rất lớn vào nền kinh tế của đất nước.

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên – Môi trường, tài nguyên sa khoáng titan dự báo tại Bình Thuận là khoảng 599 triệu tấn, đứng đầu Đông Nam Á và giữ vị trí thứ ba trên thế giới. Với thế mạnh về trữ lượng sa khoáng titan như hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư máy móc công nghệ với tham vọng phát triển tỉnh Bình Thuận trở thành trung tâm công nghiệp khai thác, chế biến quặng titan với quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu trong nước và tham gia xuất khẩu, đồng thời gắn việc khai thác titan với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Công ty TNHH MTV nhà máy xỉ titan Hưng Thịnh

Năng lượng vượt trội của titan Hưng Thịnh

Hiện nay, Việt Nam tuy có ưu thế với trữ lượng titan đứng thứ hai trên toàn cầu nhưng ngành công nghiệp khai thác, chế biến sâu quặng titan của nước ta vẫn còn khá non trẻ. Theo các chuyên gia về khoáng sản, từ xưa đến nay, nguồn tinh quặng ilmenite (nguyên liệu thô để sản xuất titan) quý hiếm chủ yếu chỉ được sản xuất thô với giá trị gia tăng thấp. Để nâng cao chuỗi giá trị chế biến titan, các doanh nghiệp buộc phải tập trung đầu tư nhiều hơn vào yếu tố từ con người, nguồn vốn, hạ tầng và công nghệ.

Đứng trước những thách thức ấy, với bề dày kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản, đặc biệt là hiểu biết rất rõ, sâu sắc về khoáng sản titan Bình Thuận, Công ty TNHH MTV Nhà máy xỉ Titan Hưng Thịnh không ngừng nâng nghiệm hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản, đặc biệt là hiểu biết rất rõ, sâu sắc về khoáng sản titan Bình Thuận, Công ty TNHH MTV Nhà máy xỉ Titan Hưng Thịnh không ngừng nâng cao năng lực và công nghệ sản xuất, chế biến sâu các loại sản phẩm titan và hướng đến hợp tác đầu tư với đơn vị có tiềm lực để xin cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản titan trên quy mô lớn. Titan Hưng Thịnh đã liên kết với các nhà cung cấp thiết bị nước ngoài nhằm đưa dây chuyền công nghệ chế biến sâu titan như: xỉ titan, nghiền zircon siêu mịn để phục vụ cho hoạt động chế biến khoáng sản, đảm bảo tạo sản phẩm chất lượng cao, phục vụ cho các nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Cụ thể, năng lực sản xuất của công ty đối với tuyển tinh đạt công suất 50.000 tấn khoáng vật nặng/tháng; hoàn nguyên ilmenite đạt 6.000 tấn/tháng; luyện xỉ titan 2.000 tấn/tháng; các loại Zircon, Rutile, Monazit, Leucoxen, Anatas đạt 6.500 tấn bột Zircon nghiền mịn và siêu mịn.

Tiềm năng kinh tế ngành sa khoáng titan

Trữ lượng quặng titan ở Việt Nam ước tính khoảng 663,15 triệu tấn, trong đó Bình Thuận có trữ lượng sa khoáng titan 599 triệu tấn, đứng đầu Đông Nam Á và giữ vị trí thứ ba trên thế giới.

Dây chuyền khai thác titan công nghệ cao của Hưng Thịnh

Đánh giá về sự phát triển lâu dài của việc khai thác, chế biến và xuất khẩu titan ở Việt Nam, các chuyên gia trong và ngoài nước cho rằng tài nguyên quặng sa khoáng titan ở Việt Nam đủ để xây dựng các khu công nghiệp khai thác phát triển ổn định lâu dài, giúp giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước.

Cụ thể, Bộ Tài nguyên và Môi trường ước tính với 599 triệu tấn titan tại Bình Thuận, tạm tính theo giá thị trường thế giới có giá trị khoảng 138,87 tỉ USD. Đối với ngành công nghiệp của tỉnh Bình Thuận, sau khi phát triển thành công các cơ sở chế biến khoáng titan với công suất mong muốn, doanh số hằng năm có thể đạt hàng trăm triệu USD, nộp thuế vào ngân sách đạt hằng trăm tỉ đồng. Đây sẽ là những đóng góp to lớn của tỉnh với nền kinh tế cả nước và trong tương lai không xa, với nguồn tài nguyên titan phong phú, Bình Thuận sẽ là địa phương có hoạt động khai thác và chế biến titan sôi động nhất cả nước.

Muốn phát triển, cần được “cởi trói”

Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp đã tham gia đầu tư khai thác quặng sa khoáng titan ở Bình Thuận đang gặp một số trở ngại về chính sách. Cụ thể, vùng nguyên liệu không được giao 100% cho doanh nghiệp mà lại giao nhỏ giọt,việc khai thác không được ổn định và xuyên suốt, mất nhiều thời gian về giấy phép khiến các doanh nghiệp e dè trong việc đầu tư máy móc, công nghệ. Đơn cử, theo cách phân kỳ giao đất như hiện nay, sau khi các doanh nghiệp hoàn thổ xong, phải mất 6-12 tháng mới nhận quyết định nghiệm thu, có khi mất thêm 2-3 năm mới được cấp phép giao đất để tiếp tục khai thác.

Chủ tịch Công ty TNHH MTV Nhà máy xỉ titan Hưng Thịnh, ông Phạm Văn Định, cho biết trong năm 2018 công ty sẽ mạnh dạn đầu tư nhà máy sản xuất pigment TiO2 với công suất 120.000 tấn/năm với tổng giá trị khoảng 165 triệu USD. Tính riêng với việc sản xuất 120.000 tấn pigment/năm thì nhà máy cần nguồn nguyên liệu đầu vào khoảng 360.000 tấn ilmenit, tức là khoảng 480.000 tấn khoáng vật nặng (quặng thô) mỗi năm.

“Một khi đã đầu tư nhà máy chế biến sâu thì nguồn nguyên liệu đầu vào cần được đảm bảo. Chúng tôi mong muốn cơ quan quản lý nhà nước các cấp tạo cơ chế thông thoáng đúng theo pháp luật, để từ đó doanh nghiệp tranh thủ được cơ hội đầu tư và phát triển, an tâm đầu tư nhân sự, máy móc, công nghệ để phát triển dài lâu. Một khi được khai thác đúng, titan sẽ đóng góp lớn vào ngân sách của địa phương cũng như khẳng định vị thế của ngành khoáng sản titan ở Việt Nam”, ông Định kiến nghị.

Như vậy, nếu được trung ương và địa phương tạo điều kiện khoanh vùng cho phép những doanh nghiệp hội đủ năng lực thăm dò, khai thác vùng nguyên liệu ổn định trong thời gian dài thì các doanh nghiệp sẽ vững vàng trong việc đầu tư, biến ngành công nghiệp chế biến, khai thác titan thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Nguồn: Tạp chí Nhà Quản lý (Mậu Tuất 2018)

Bài viết liên quan